Suy giảm nội tiết tố nữ – Nỗi lo của phụ nữ tuổi trung niên

Rối loạn hormone

Estrogen không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển các chức năng tình dục của nữ giới. Nồng độ estrogen trong cơ thể cao nhất ở độ tuổi 20, sau đó giảm 50% khi 50 tuổi và giảm đáng kể khi mãn kinh. Suy giảm nội tiết tố nữ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như: rối loạn kinh nguyệt, đau nhức xương khớp, loãng xương, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,…

Suy giảm nội tiết tố nữ là gì?

Suy giảm nội tiết tố nữ là nội tiết tố kém, cơ thể nữ giảm nồng độ estrogen. Hormone estrogen được tiết ra từ buồng trứng có vai trò quan trọng tác động đến vẻ đẹp, sinh lý nữ như: eo thon, ngực nở, âm đạo ẩm ướt, da mịn màng…

Nồng độ estrogen ở nữ bình thường dao động từ 50 pg/ml tới 400 pg/ml. Nếu hàm lượng này giảm xuống sẽ khiến vóc dáng, da, sinh lý nữ suy giảm.

Vai trò của hormone estrogen đối với cơ thể

Nội tiết tố nữ estrogen giúp nữ có thân hình mềm mại, eo thon, ngực nở, da mịn màng. Estrogen cũng tác động đến sự phát triển sinh dục nữ như: mọc lông mu, phát triển vú, tăng sinh các ống sữa, phát triển các mô mỡ.

Estrogen làm cho tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục phát triển, tăng tiết dịch nhờn, chống nhiễm khuẩn. Estrogen làm niêm mạc tử cung phát triển, kết hợp với progesteron tạo thành kinh nguyệt, giúp điều hòa kinh nguyệt, duy trì khả năng tình dục.

Estrogen tác động đến sự phát triển về độ dày, thành cơ trong ống dẫn trứng, sự phát triển của vòng 1, sắc tố của đầu ti, khả năng tiết sữa khi cho con bú, ngừng tiết sữa khi trẻ thôi bú mẹ. Sự săn chắc, kích thước vòng 1 phụ thuộc phần lớn vào hormone này.

Bên cạnh đó, estrogen còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn quá trình oxy hóa, ngừa xơ vữa động mạch, giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu cho động mạch vành, ổn định huyết áp, ngừa loãng xương…

Nội tiết tố ở nữ giới thường bị suy giảm khi nào?

Hàm lượng nội tiết tố nữ thường không ổn định mà thay đổi theo tuổi tác của nữ. Nội tiết tố ở nữ giới thường bị suy giảm khi sinh con, ngoài 30 tuổi. Sự suy giảm nội tiết tố xảy ra nhiều hơn sau tuổi 40 – 50 tuổi, nội tiết tố nữ chỉ còn khoảng 10% so với lúc còn trẻ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phụ nữ trên 40 tuổi, suy giảm estrogen có thể là dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh. Thời gian chuyển tiếp này được gọi là tiền mãn kinh. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng vẫn sẽ sản xuất estrogen nhưng chậm và ngừng sản xuất khi đến tuổi mãn kinh.

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ xảy ra do giảm nồng độ estrogen trong cơ thể gây ra các triệu chứng khác nhau như:

  • Giảm lượng mỡ dưới da, da trở nên khô, xuất hiện các nếp nhăn, chảy xệ.
  • Giảm khả năng tiết dịch nhờn ở âm đạo khiến âm đạo khô, dễ viêm nhiễm, có cảm giác đau, khô rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm…
  • Rối loạn kinh nguyệt: kinh nhanh hoặc thưa, thiểu kinh, vòng kinh ngắn, lượng kinh ít rồi hết hẳn.
  • Tim đập nhanh, hồi hộp, giảm sự tập trung, hay quên, dễ cáu gắt, giận dỗi, chóng mặt, đau đầu…
  • Nóng trong người, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng…
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, huyết khối, dễ viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu són…
  • Vòng 1 mềm ra, thiếu sự săn chắc.
  • Tăng cân, dư thừa mỡ bụng.
  • Đau nhức xương khớp, loãng xương, xương yếu, giòn dẫn đến dễ gãy xương.

Điều trị suy giảm nội tiết tố nữ

  1. Liệu pháp estrogen

Nữ trong từ 25 – 50 tuổi thiếu estrogen thường được kê đơn liều cao estrogen để làm giảm nguy cơ mất xương, bệnh tim mạch, mất cân bằng nội tiết tố khác. Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều lượng, phương pháp điều trị phù hợp.

Liệu pháp estrogen làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh, giảm nguy cơ gãy xương, dùng dài hạn khi nữ sắp mãn kinh, được cắt bỏ tử cung. Liệu pháp này chỉ được khuyến cáo dùng trong 1 – 2 năm do liệu pháp estrogen dễ làm tăng nguy cơ ung thư.

  1. Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

HRT làm tăng mức độ hormone tự nhiên của cơ thể. Mãn kinh khiến nồng độ estrogen, progesterone giảm đáng kể nên việc dùng liệu pháp thay thế hormone (HRT) sẽ giúp đưa các mức này trở lại bình thường. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) được điều chỉnh về liều lượng, thời gian, sự kết hợp của các hormone tùy vào tình trạng bệnh.

  1. Cách khắc phục và giảm thiếu hụt estrogen tại nhà

Để tăng cường estrogen, chị em cần:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn các thực phẩm ít béo, nhiều chất xơ và giàu vitamin C như: cá hồi, cà chua, cam quýt, chuối, măng tây…; bổ sung các loại hải sản như sò, trai, hến, hàu; thực phẩm giàu vitamin nhóm B:. gan, thịt bò, cá ngừ, yến mạch, thịt gà tây, chuối, khoai tây, bơ; thực phẩm có chứa các chất tương tự estrogen: sản phẩm từ đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, hạt lạc (đậu phộng), sắn dây.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý. Như chơi các môn thể thao cầu lông, đi bộ, đi xe đạp.
  • Ngủ đủ giấc. Hạn chế căng thẳng, lo âu, stress kéo dài.