Ngứa âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Chăm sóc vùng kín

Ngứa âm đạo hay ngứa vùng kín là triệu chứng phổ biến gặp ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày, mà nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy nguyên nhân gây ngứa âm đạo khi mang thai là gì? Cách xử lý ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

1. Ngứa âm đạo là gì?

Ngứa âm đạo (hay ngứa âm hộ) là triệu chứng khó chịu gây cảm giác ngứa rát ở vùng kín mà nhiều phụ nữ gặp phải, đặc biệt là khi mang thai.

Hiện tượng này có thể là những cơn ngứa vùng kín đơn thuần, hoặc đi kèm với các biểu hiện khác như:

  • Âm đạo tiết nhiều dịch khí hư, có màu trắng, vàng hoặc xanh, có mùi hôi hoặc chua.
  • Sưng tấy, đỏ ửng, viêm nhiễm ở vùng âm đạo và vùng kín xung quanh.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục hoặc đi vệ sinh.
  • Có thể sốt, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng.

2.  Nguyên nhân gây ngứa âm đạo khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố cơ thể

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín khi mang thai, là do sự thay đổi nồng độ hormone nữ trong cơ thể. 

Thời kỳ thai nghén, lượng hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể phụ nữ tăng cao, làm mất cân bằng độ pH tự nhiên của âm đạo, dẫn đến âm đạo bị khô rát và ngứa ngáy.

Những mẹ bầu có bệnh lý khô âm đạo hoặc viêm da tiết bã nhờn có nguy cơ bị ngứa âm đạo khi mang thai cao hơn bình thường.

Mắc bệnh phụ khoa

  • Nhiễm vi khuẩn âm đạo: Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ suy giảm. Cơ thể dễ bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn gây bệnh. Một trong số đó là vi khuẩn Gardnerella Vaginalis, gây ra bệnh viêm âm đạo. Bệnh này có các triệu chứng như ngứa ở 2 bên mép âm đạo. Đau rát khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục. Dịch khí hư có màu vàng hoặc xanh và có mùi hôi.
  • Nấm âm đạo: Độ pH của âm đạo thay đổi cùng với sự giảm sức đề kháng cơ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida albicans phát triển. Nấm này gây ra các triệu chứng như đau, sưng, đỏ, chảy dịch trắng sệt và có mùi hôi.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, chlamydia, lậu hoặc herpes sinh dục, cũng có thể gây ra ngứa xung quanh âm đạo. Triệu chứng của các bệnh này gồm ngứa rát âm đạo, tiết ra dịch bất thường, xuất hiện loét hoặc mụn nước ở vùng kín.
  • Rận lông mu: Khi mẹ bầu chỉ có biểu hiện ngứa đơn thuần ở vùng kín bên ngoài, thì thủ phạm có thể là rận mu. Rận mu là là loại côn trùng có kích thước nhỏ. Chúng cư trú và sinh sản ở khu vực lông vùng kín,  gây cảm giác ngứa rát khó chịu.
  • Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Ngứa âm đạo cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa vùng kín, đau rát khi đi tiểu và có thể có máu trong nước tiểu. 

Các nguyên nhân gây ngứa âm đạo khác

  • Dị ứng: Các chất gây kích ứng ở vùng kín như chất tẩy rửa, xà phòng, gel tắm, thuốc bôi trơn, bao cao su hoặc các loại vải cũng có thể gây tình trạng ngứa âm đạo cho mẹ bầu.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không sạch sẽ. Dùng dung dịch vệ sinh không an toàn, chứa quá nhiều hương liệu hoặc có nồng độ pH quá cao.
  • Sử dụng quần lót chật hoặc có chất liệu thô ráp, bí bách.

3. Tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi:

  • Ngứa rát khó chịu kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến không cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Tăng nguy cơ sinh non và suy dinh dưỡng cho bé.
  • Ngứa vùng kín do các bệnh phụ khoa có thể gián tiếp gây lây nhiễm nấm hoặc vi khuẩn sang thai nhi trong quá trình sinh thường. Trường hợp vô tình bị lây nhiễm, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm da hoặc viêm nhiễm vùng mắt.
  • Với những mẹ bầu tự ý dùng thuốc mà không có chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ, hệ xương và tim mạch của thai nhi.

4. Cách chăm sóc và xử lý tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai hiệu quả

Khi có dấu hiệu ngứa rát âm đạo khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê cho mẹ bầu thuốc uống hoặc thuốc bôi kháng nấm, kháng vi khuẩn hoặc kháng virus. 

Hãy luôn tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt âm đạo không rõ nguồn gốc hoặc không phù hợp với tình trạng của mình.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc vùng kín khác như:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Tối thiểu 2 lần/ ngày. Rửa nhẹ nhàng với nước ấm sạch. Không được thụt rửa sâu vào trong âm đạo.

Chọn dung dịch vệ sinh phù hợp: Vùng kín của phụ nữ trong thời kỳ mang thai là khu vực vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, mẹ bầu cần chọn những dung dịch vệ sinh không chỉ có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn, khử mùi hôi tốt, mà còn phải dịu nhẹ và an toàn. Mẹ có thể tham khảo dung dịch vệ sinh phụ nữ thế hệ mới Smoovy với bảng thành phần giàu dưỡng chất 100% thiên nhiên, vô cùng lành tính an toàn cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Sản phẩm có độ pH từ 3.5-5, phù hợp với pH lý tưởng của âm đạo, giúp tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên của vùng kín. Ngoài ra sự kết hợp giữa hoạt chất thế hệ mới Decyl Glucoside cùng Cúc La Mã mang đến tác dụng kháng viêm, diệt nấm, hỗ trợ phòng tránh bệnh phụ khoa vượt trội.

Giữ vùng kín khô thoáng: dùng khăn hoặc bông mềm lau vùng kín sau khi tắm hoặc đi vệ sinh. 

Mặc quần lót bằng 100% cotton thoáng khí hoặc vải sinh học tencel an toàn: tránh những loại quần lót quá chật hoặc quá rộng. Nên thay quần lót 2 lần/ngày để giảm tối đa nguy cơ viêm nhiễm.

Không nên quan hệ tình dục khi đang bị ngứa âm đạo hoặc khi chưa điều trị xong: Nếu quan hệ tình dục, nên dùng bao cao su để tránh lây nhiễm cho bạn đời hoặc thai nhi. Luôn nhớ vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Khi thấy ngứa, mẹ bầu nhớ không được gãi ngứa, tránh tạo điều kiện cho viêm nhiễm trở nên trầm trọng.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, để cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo. Tránh ăn hoặc uống các chất kích thích và hạn chế đồ ngọt.

5. Kết luận

Dấu hiệu ngứa âm đạo khi mang thai có thể do những thay đổi sinh lý bình thường trong thai kỳ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. 

Khi mẹ bầu có các biểu hiện bất thường, đừng chủ quan mà hãy đi khám sớm để bác sĩ xác định nguyên nhân và hướng dẫn cách chữa an toàn. Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi hoặc lo lắng nào, mẹ có thể gọi đến hotline….. để được tư vấn bởi các chuyên gia uy tín!